Giàu nghèo liên quan đến tính cách của mỗi người nhiều hơn là với tiền. Thực tế, nhiều triệu phú lại rất căn cơ. Hiểu được tính cách của bạn ảnh hưởng đến tiền bạc như thế nào là một chìa khóa quan trọng để tích lũy tài sản.
Dưới đây là 10 tính cách cơ bản, theo chuyên trang tài chính TheStreet:
1. Kiên nhẫn
Kiên nhẫn là một trong những đặc điểm quan trọng nhất trong việc tiết kiệm tiền.
Điều đó có nghĩa là bạn sẵn sàng chờ cho qua làn sóng mua sản phẩm đời đầu, chờ thêm vài năm để mua một chiếc xe mới, và chờ cho đến khi đủ tiền mua thứ mình thích, chứ không phụ thuộc thẻ tín dụng.
Kiên nhẫn thường khác biệt với việc tạo ra khoản tiết kiệm hay mắc vào nợ nần. Việc chịu khó chờ đợi cho đến khi bạn tìm ra giải pháp hay là hòn đá tảng để có được tài chính vững chắc.
2. Hài lòng
Khi bạn hài lòng, sẽ không có lý do gì để phải tiêu tiền vào những việc vô bổ nữa. Mục đích duy nhất của việc mua bán là khiến cho bạn tin rằng mua một sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ khiến cho bạn hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, trông xinh đẹp hơn hoặc cải thiện bất cứ thứ gì thực ra không mang lại cho bạn sự thỏa mãn ấy.
Mọi người tiêu tiền vì họ muốn có được những màn trình diễn sôi nổi như trong quảng cáo. Khi bạn hài lòng với cuộc sống của mình và những gì mình có (không phả là thử sống giống những người trên TV), tài chính của bạn sẽ tốt hơn nhiều.
3. Biết cách tổ chức
Biết cách tổ chức cuộc sống sẽ giúp bạn hiệu quả hơn. Nó có nghĩa là không trả tiền hóa đơn muộn, đừng lúc nào cũng mua hai chiếc cùng lúc, biết rõ những hạn chót cần mua, bán hay trả tiền và làm việc nhiều hơn trong khoảng thời gian ngắn nhất. Tất cả đều có thể ảnh hưởng đến tiền bạc của bạn.
4. Kỷ luật
Bạn cần kỷ luật để tiếp tục tiết kiệm tiền cho những mục tiêu dài hạn, cụ thể trong từng tháng.
5. Tổng kết vấn đề
Điều quan trọng là bạn có thể xem xét lại các quyết định tiền bạc của mình, và thể hiện ra kết quả. Bạn có thể đang tạo ra những sai lầm tài chính. Cần nhất là học được từ các sai lầm này để không lặp lại nữa, hoặc nhận ra nó nếu bạn đang tiếp tục lặp lại vết xe đổ.
6. Sáng tạo
Kinh tế và thu nhập của bạn không phải lúc nào cũng tương đồng với kỳ vọng. Cũng có những kế hoạch sụp đổ, khi đó bạn cần thay đổi để xử trí với tình huống mới. Sáng tạo là điều quan trọng để hoàn thành việc này.
Sáng tạo cho phép bạn kéo dài tuổi thọ của món đồ nào đó, thay vì mua mới khi bạn không có tiền. Nó có nghĩa là tìm ra một cách thay thế rẻ tiền khi tiền bạc hạn chế. Theo cách này, sáng tạo đóng vai trò lớn trong việc giữ cho tài chính đi đúng hướng.
7. Ham hiểu biết
Ham hiểu biết (hay tò mò) sẽ giúp bạn học hỏi, cải thiện bản thân mình. Người ham hiểu biết muốn biết nhiều hơn, dành thời gian để nghiên cứu và sau đó thẩm thấu những thứ học được, tự mình thực hành nó.
8. Chấp nhận rủi ro
Để xây dựng cơ nghiệp, người ta cần đương đầu với các nguy hiểm. Điều đó không có nghĩa là đón các nguy cơ khó lường, mà là cân nhắc tất cả các cơ hội, và chấp nhận những nguy cơ đã được tính toán khi phù hợp.
Thị trường chứng khoán có rủi ro, nhưng tính về dài hạn, lịch sử cho thấy nó vẫn mang lại nguồn lợi tốt nếu được đầu tư khôn ngoan. Những người sợ nguy hiểm thường "chôn tiền" trong tài khoản và qua thời gian dài dễ dàng đánh mất nó theo lạm phát.
9. Có mục đích
Đặt ra mục tiêu là cách tốt nhất để bạn nhanh đi tới đích. Chẳng hạn, bạn sẽ dồn toàn lực nếu đặt mục tiêu mua nhà trong 5 năm tới. Nhưng nếu không có mục tiêu, bạn sẽ tiêu dần số tiền đó lúc nào không biết. Thiếu mục tiêu giống như bạn không có bản đồ đi đường để tới đích.
10. Làm việc tích cực và khôn ngoan
Việc tạo ra tài sản và thoát khỏi nợ nần hiếm khi tự đến mà không cần làm việc chăm chỉ. Rất nhiều người hy vọng rằng xổ số sẽ giải quyết được mọi khó khăn tài chính. Tuy nhiên, con đường đúng để có tự do tài chính là làm việc tích cực để kiếm tiền, trong khi tự đào tạo mình để tiếp tục nâng cao giá trị bản thân và nâng lương.
Bạn có thể không có được tất cả các tính cách trên. Nhưng việc biết rõ chúng có thể giúp bạn tạo ra thay đổi, nhờ đó có thể tập trung vào điểm mạnh của mình và lấy lại những thứ bạn đang để mất.
(VNExpress.net)
17/10/11
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét